Năng suất sản phẩm vượt chỉ tiêu 30%

20/01/2020
1646

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), niên vụ 2017-2018, cả nước sản xuất được 1,47 triệu tấn đường. Niên vụ 2018-2019 chỉ còn 1,17 triệu tấn, với diện tích trồng mía giảm 30% - 60% so với các năm trước và có 17/30 nhà máy đường thu‌a lỗ, mấ‌t vốn chủ sở hữu.

Từ năm 2020, ngành mía đường trong nước sẽ gặp khó khăn khi thực thị Hiệp định ATIGA

Bắt đầu từ năm nay, Việt Nam thực thi Hiệp định Thư‌ơng mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Theo đó, mặt hàng đường từ các nước trong khối ASEAN vào Việt Nam được xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu, nên nhiều khả năng đường ngoại sẽ có giá mềm hơn đường nội. Cộng thêm với thực tế lâu nay, ngành mía đường trong nước luôn gặp khó từ đường nhập lậu, dự đoán năm nay sẽ là năm chật vật với ngành mía đường. 

 

Chịu tác động kép

 

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), niên vụ 2017-2018, cả nước sản xuất được 1,47 triệu tấn đường. Niên vụ 2018-2019 chỉ còn 1,17 triệu tấn, với diện tích trồng mía giảm 30% - 60% so với các năm trước và có 17/30 nhà máy đường thu‌a lỗ, mấ‌t vốn chủ sở hữu. Nguyên nhân được VSSA xác định, chủ yếu do tình trạng gian lận thương mại, buôn lậu đường không được ngăn chặn hiệu quả.

 

Năm 2019, Thái Lan xuất khẩu đường qua Campuchia hơn 1 triệu tấn, nhưng tiêu thụ tại đây chỉ khoảng 200.000 tấn nên 800.000 tấn còn lại, có khả năng nhập khẩu “lậu” vào Việt Nam. Trung bình, Việt Nam cần 1,45 triệu tấn đường/năm. Ngành mía đường trong nước sản xuất có thể cung cấp đủ. Tuy nhiên, đường lậu nhập giá rẻ, cạnh tranh với đường trong nước, khiến ngành mía đường điêu đứng.

 

Tại hội nghị phòng chống buôn lậu đường, ông Trương Văn Ba, Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, thừa nhận tình trạng buôn lậu, vận chuyển đường qua biên giới vẫn diễn biến theo chiều hướng tăng, phương thức hoạt động ngày càng tinh vi. Đường lậu sau khi vào nước ta được sang chiết, đóng gói thành bao bì, nhãn mác của Việt Nam để đưa ra thị trường tiêu thụ. Một hình thức buôn lậu “công khai” khác là các doanh nghiệp tham gia đấu giá đường lậu với giá cao để mua được hàng thanh lý; sau khi có hồ sơ đấu giá, đối tượng lợi dụng quay vòng cho các lô đường nhập lậu khác.

 

Trong bối cảnh ngành mía đường đang chịu nhiều sức ép từ tình trạng gian lận thương mại, buôn lậu đường ngày càng gia tăng và khó thể kiểm soát, việc gia nhập và thực thi Hiệp định ATIGA bên cạnh những thuận lợi chung, cũng tạo ra những áp lực rất lớn đối với ngành mía đường.

 

Chủ tịch VSSA Cao Anh Đương cho hay, các nước Thái Lan, Indonesia và Philippines dù đã thực hiện dỡ bỏ hàng rào thuế quan và hạn ngạch, nhưng đường nhập khẩu vào nước họ sẽ phải nằm chờ tại kho dự trữ mà không được “tự do” bán vào thị trường nội địa, nếu như chưa được sự đồng ý của cơ quan thẩm quyền. Cùng với đó, nhiều nơi còn dựng lên những hàng rào kỹ thuật thông qua các quy định, các giấy phép, các loại phí… để đảm bảo rằng đường nhập khẩu từ ASEAN được tự do thông quan nhưng khó thâm nhập vào các kênh phân phối, tiêu thụ, buôn bán và sử dụng tại thị trường nội địa. Thậm chí, các nước còn có nhiều hỗ trợ cho ngành đường “lẩn” trong những chính sách tưởng chừng như hỗ trợ chung chung như nghiên cứu phát triển. Do vậy, đường của họ có giá thành rất rẻ.

 

Kiểm soát tại các nhà máy

 

Nhằm bảo đảm cho người nông dân bán được mía và thu được tiền mía đã bán cho nhà máy, VSSA đề nghị Nhà nước tạm thời quy định tất cả các loại đường nhập khẩu sau thời điểm 1-1-2020 sẽ phải đưa vào kho ngoại quan hoặc kho dự trữ. Đường nhập khẩu chỉ được đưa vào lưu thông, phân phối, sử dụng tại thị trường nội địa khi đã kết thúc vụ ép mía, đường sản xuất từ mía trong nước đã tiêu thụ hết và được các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép theo từng giai đoạn, thời điểm và số lượng cụ thể. 

 

Phần lớn đường lậu được đưa vào nhà máy, công ty để đóng gói bao bì, nhãn mác trước khi ra thị trường. Để quản lý được sản lượng đường trong nước chính xác và không còn tình trạng đường lậu trôi nổi ngoài thị trường, ông Đặng Phú Quý, Công ty Đường Quảng Ngãi, đề nghị: “Nên có truy xuất nguồn gốc từ người trồng mía, nhà máy thu mua mía để xác định được tổng sản lượng của đường trong nước. Cuối cùng, Bộ NN-PTNT lấy số liệu từ nhà máy đường trên cả nước để xác định tổng sản lượng đường, nhằm thuận tiện trong việc giám sát hoạt động nhập khẩu đường của các công ty thương mại, cũng như giám sát được đường lậu”.

 

Chủ tịch VSSA Cao Anh Đương đề xuất, Bộ Công thương nên thành lập một cơ chế tham vấn dạng ủy ban, gồm bộ, nông dân, viện, trường, hiệp hội… nhằm đưa ra các tham vấn khách quan về cân đối cung cầu đường, khuyến cáo các mức giá hợp lý. Hàng năm, ủy ban tính toán, khuyến cáo giá mua mía, nhưng không nên cao hơn giá mua mía của nông dân trong khu vực ASEAN. Cùng với đó, thực hiện các biện pháp phi thuế quan và hàng rào kỹ thuật để bảo đảm cho sản xuất đường trong nước hoạt động tốt, chất lượng; nghiên cứu đưa các hoạt động sản xuất, sang chiết, phối trộn đóng gói đường vào danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Đấu giá đường lậu chỉ nên cho các đơn vị thuộc VSSA tham gia.

 

Thanh Hải (Báo SGGP)