DAP cung cấp dòng sản phẩm mới giúp hiệu quả cao, tăng năng suất

20/01/2020
2173

Sed ut pe rspic iatis unde omn is iste na tus error sit volupt atem accu sa ntium dolorem que laudant ium, tota m rem aperi am, eaq ue ips a quae ab illo inv ento re verit atis et quasi arch itecto be atae vitae dicta.

Đồ thị diễn biến giá cà phê phái sinh arabica, robusta và chỉ số đô la Mỹ.

 

Giá cà phê nội địa ở mức thấp

 

“Đây đã là năm thứ 5 giá cà phê nội địa mất giá”, anh Phan Trọng, một nhà vườn có chừng mươi mẫu cà phê tại Bảo Lâm, Lâm Đồng cho biết. Anh đưa đầy đủ số liệu đến bất ngờ như sau: “Cùng thời điểm này năm ngoái, giá còn được 33 triệu đồng/tấn, thì năm nay chỉ quanh 31,7-32 triệu đồng. Mức này thua xa năm 2016 và 2017 tương ứng với 37 và 45 triệu đồng/tấn”.

 

Điều làm nhiều nhà vườn và các nhà xuất khẩu ngạc nhiên là chưa hiểu tại sao lượng xuất khẩu cà phê giảm nhưng giá rớt cứ rớt.

 

Thật vậy, ước báo của Tổng cục Thống Kê cho thấy cả năm 2019, xuất khẩu cà phê của Việt Nam chỉ đạt 2,75 triệu bao (60 kg x bao) và thu được 2,85 tỉ đô la Mỹ, giảm 11,9% về lượng và 19,3% về giá trị so với 2018.

 

Dù vậy, nhiều người chưa biết phải làm sao để ghìm giá lại.

 

Giá cà phê phái sinh “chào thua” trước Tết

 

Không chỉ cà phê trên thị trường nội địa Việt Nam mất giá, trên các sàn giao dịch cũng giảm liên hồi. Tuần trước Tết Canh Tý, kết thúc vào ngày 17-1, giá đóng cửa cà phê phái sinh robusta - nơi các nhà kinh doanh cà phê Việt Nam thường sử dụng làm tham chiếu - chỉ còn 1.319 đô la/tấn, mất 61 đô la so với ngày mở hàng đầu năm 2020. Giá sàn arabica New York càng tệ, tính cùng giai đoạn, sàn này mất 14,95 xu/cân Anh (cts/lb) tương đương với 330 đô la/tấn (127,10-112,15 cts/lb). (Xem đồ thị)

 

Dù niên vụ 2019 - 2020, trên thị trường có tin Brazil mất mùa theo chu kỳ năm trước được năm này thất, nhưng xuất khẩu cà phê cả năm 2019 lại đạt kỷ lục của các kỷ lục. Hiệp hội Các nhà Xuất khẩu Cà phê Brazil (Cecafe) tuần trước cho biết trong năm 2019, xuất khẩu cà phê Brazil đạt 36,6 triệu bao, tăng 14,8% so với 2018.

 

Chính con số ấy đã làm các quỹ đầu tư tài chính trên sàn xem lại sổ mua bán của mình. Nếu như cuối năm ngoái, họ lo ngại do Brazil mất mùa và đã mua mạnh trên sàn arabica để có lúc đạt đỉnh 142,45 cts/lb, thì nay họ muốn chỉnh lại, bán bớt những hợp đồng đã mua lỡ. Điều này làm giá cà phê arabica xuống nhanh và mạnh, rồi kéo theo giá cà phê robusta xuống thấp, một nhà phân tích thị trường giải thích.

 

Vả lại, áp lực bán cà phê của Việt Nam trước Tết năm nào cũng xảy ra vì nông dân cần tiền mặt để chi tiêu và chăm sóc lại vườn cây, cộng với nhà xuất khẩu phải bán do đáo hạn các khoản vay ngân hàng, chừng ấy đủ làm cho giá trên sàn London không thể đứng vững.

 

Trong tuần, rất nhiều người kỳ vọng thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung Quốc giai đoạn 1 được ký sẽ tạo “cú hích” cho giá nông sản Mỹ và mặt bằng giá nhóm hàng này trên thị trường thế giới. Nhưng điều này đã không xảy ra, ít nhất cho đến cuối tuần qua.

 

Thỏa thuận đã được hai bên “tham chiến” ký. Tuy nhiên, chỉ mới giúp được cho giá cổ phiếu Mỹ. Hay là các quỹ đầu tư đang tập trung mua cổ phiếu vì có lời hơn, còn nay họ đang tạm bỏ cuộc chơi trên các sàn phái sinh nông sản?

 

Nếu trả lời được câu hỏi này, có thể sẽ thấy được luồng vốn trên thị trường tài chính đang điều khiển giá nông sản nói chung và hai sàn cà phê nói riêng. Còn chuyện mất hay được mùa đâu đó, thời điểm này chưa thực sự quan trọng.

 

Nguyễn Quang Bình (thesaigontimes)